Theo dự báo của Chi cục Trồng trọt, BVTV và
Quản lý chất lượng, thời gian tới (tháng
4 đến tháng 6/2024) một số loại sâu, bệnh phát sinh và
gây hại trên các cây trồng lâm nghiệp như
sau:
- Cây mỡ: Chú ý theo dõi, phòng trừ sâu ong hại mỡ, đặc
biệt là diện tích cây mỡ còn nhỏ, mới
trồng. Khuyến khích sử dụng biện pháp thủ công; khi
mật độ sâu cao, phòng trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Gà nòi 95SP,
Ratoin 5WG, Emavua 75WG, Mopride 20WP ...
- Cây quế:
+ Bọ vòi voi (sâu đục ngọn): Phát sinh và gây hại giai đoạn cây ra lộc, hại nặng trên diện tích bị hại
từ các năm trước tại huyện Chợ Đồn (xã Bình Trung, Yên Mỹ, Đại Sảo). Khi mật độ
bọ vòi voi cao, sử dụng một trong các loại thuốc sâu để phòng trừ như: Decis
250WG, Gà nòi 95SP, Emavua 75WG...Khuyến khích sử dụng các chế phẩm có nguồn
gốc sinh học để phòng trừ như: Nấm xanh (Metarhizium anisopliae), nấm trắng
(Beauveria bassiana), chế phẩm Bacillus thuringiensis...
+ Sâu đo: Phát sinh, gây hại từ cuối tháng 4 trên các vùng trồng quế tập trung đã bị sâu hại từ các năm trước tại các huyện
Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới và thành phố Bắc Kạn. Chú ý phòng trừ sâu đo đối với
rừng quế mới trồng, cây còn nhỏ. Khi mật độ sâu cao, sử dụng một trong các loại
thuốc để phun trừ như: Patox 95SP, Decis
250WG, Gà nòi 95SP, chế phẩm Bacillus thuringiensis...
+ Bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt: Phát
sinh và gây hại giai đoạn cây ra lộc, lá còn non, trong điều kiện thời tiết âm
u, độ ẩm cao. Cần chủ động phun phòng trừ bằng một trong các loại thuốc như:
Anvil 5SC, Daconil 75WP, Booc-đô...
Bệnh phấn
trắng hại cây Quế
- Cây hồi: Chú ý phòng trừ bệnh thán thư, vệ sinh rừng hồi
đang bị bệnh gây hại, tiêu hủy những cành lá bị bệnh rụng xuống để hạn chế bệnh
lây lan ra diện rộng. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Revus Opti 440SC,
Cabrio Top 600WG, Daconil 75WP, Ridomil Gold 68WG, Score 250EC..., bệnh hại
nặng phải phun lặp lại từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
Bệnh thán
thư hại cây hồi
- Châu chấu tre lưng vàng
hại rừng vầu: Dự báo
châu chấu nở từ đầu tháng 4, cần chủ động điều tra, xác định ổ châu chấu mới
nở, còn co cụm, để phòng trừ sớm. Khu vực có nguy cơ cao như huyện Ngân Sơn (các thôn
Slamcooc, Khuổi Bin xã Thượng
Quan; xã Thuần Mang; Bằng Vân); huyện Na Rì (các xã Văn Vũ, Kim Lư,
Cường Lợi, Kim Hỷ, Cư Lễ). Sử dụng một trong các loại thuốc như: Neretox 95SP,
Lufen extra 100EC, Anvado 100WP…, khuyến khích sử dụng chế phẩm nấm xanh
Metazhiumanisopliae để phòng trừ.
Ổ Châu chấu tre chuẩn bị nở
* Ngoài ra, chú ý
phòng trừ các loại sâu bệnh hại khác như: Bệnh chết héo, mọt hại cây keo; sâu
xanh hại cây bồ đề…
Lưu ý: Không phun thuốc ở những diện tích đầu nguồn nước, gần
khu dân cư, phun thuốc
theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc và tuân thủ “kỹ
thuật 4 đúng”
Phạm Thu