Dân vận khéo trong chuyển đổi từ sản xuất thông thường sang sản xuất theo hướng hữu cơ
Thực hiện
Kế hoạch số 02-KH/ĐU ngày 03 tháng 2 năm 2023 của Đảng ủy Sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh Bắc Kạn về thực hiện phong trào “Dân vận khéo” năm 2023, Chi cục
Trồng trọt, BVTV và Quản lý chất lượng phối hợp với UBND thị trấn Nà Phặc triển
khai Mô hình “dân vận khéo” với chủ đề áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ,
hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.
Những khó khăn ban đầu
Thị trấn Nà
Phặc có tổng diện tích gieo trồng lúa gần 400 ha. Biện pháp canh tác đang thực
hiện là sử dụng các loại phân bón hóa học như đạm, lân, kali hoặc phân tổng hợp
NPK.
Ông Nông Văn Bính, Tổ trưởng tổ
dân phố Nà Khoang chia sẻ những
khó khăn ban đầu
Những ngày đầu triển khai mô hình,
vận động người sản xuất chuyển đổi từ sản xuất thông thường (sử dụng phân bón
hóa học) sang sử dụng phân bón hữu cơ thì đa phần người dân có tâm lý lo ngại,
không dám đăng kí thực hiện. Ông Nông Văn Bính, tổ trưởng tổ dân phố Nà Khoang
đã chia sẻ “Khi vận động người dân đăng kí tham gia mô hình, bà con chưa tin
tưởng bởi vì lâu nay người dân chỉ sử dụng phân bón hóa học, sợ chuyển sang
dùng phân hữu cơ năng suất lúa không đảm bảo. Nhưng với sự vào cuộc của chính
quyền UBND thị trấn Nà Phặc, giải thích của cán bộ kỹ thuật, cùng với cấp ủy,
chính quyền thôn nỗ lực tuyên truyền, vận động thì tổng diện tích đăng kí của
tổ Nà Khoang được 11,3 ha với 51 hộ tham gia”
Quá trình thực hiện chuyển đổi
phương thức sản xuất
Sau khi vận
động, diện tích đăng kí thực hiện của 2 tổ Nà Khoang và Công Quản là 18 với 82
hộ tham gia. Tham dự mô hình, người dân được hỗ trợ phân bón hữu cơ; hướng dẫn
sản xuất lúa hữu cơ, xử lý rơm rạ sau thu hoạch, kiến thức về an toàn thực
phẩm, tổng số 12 cuộc với 345 lượt nông dân tham gia.
Hướng dẫn đánh giá sinh trưởng của cây và điều tra sâu bệnh hại
cho người dân tại đồng ruộng
Thảo luận nhóm về các điều kiện sản xuất đảm
bảo an toàn thực phẩm
Các lớp tập huấn đã giúp người dân
nâng cao kiến thức để áp dụng vào sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ, bón phân
theo đúng nhu cầu theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây; cách nhận biết, điều
tra sâu bệnh hại, sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng;
xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ vi sinh; kiến thức về an toàn thực phẩm trong
sản xuất nông nghiệp…
Biểu quyết
thành lập tổ cộng đồng tự quản tại tổ Nà Khoang
Lãnh đạo Chi cục Trồng
trọt, BVTV và Quản lý chất lượng
kiểm tra việc áp dụng vào
sản xuất
Đánh
giá của người sản xuất về mô hình chuyển đổi từ sản xuất thông thường sang sản
xuất hữu cơ
Hội thảo đánh giá kết quả của mô hình tại
tổ Công Quản
Tại
hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình cho thấy, khi sử dụng phân hữu cơ cây
lúa bén rễ, hồi xanh nhanh; đẻ nhánh sớm, đẻ nhánh tập trung; cứng cây, số dảnh
cho bông cao chiếm gần 92%. Hạt lúa màu vàng sáng, hạt mẩy đều, tỷ lệ hạt chắc
cao chiếm 89%. Năng suất lúa cao hơn cùng kì năm 2022, cao hơn những diện tích
đang sử dụng phân hóa học theo tập quán địa phương từ 50 - 100 kg/1.000m2 trừ các chi
phí cho thu nhập tăng khoảng 02 triệu đồng/ha.
Ông Bế Xuân Liệu tổ
dân phố Nà Khoang đánh giá hiệu quả của mô hình
Tại buổi hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình, ông Bế Xuân Liệu tổ
dân phố Nà Khoang đã chia sẻ "Cán bộ kỹ thuật đã tuyên truyền, hướng dẫn
người dân chuyển đổi từ sử dụng phân hóa học sang phân hữu cơ, cách chăm sóc
bón phân cho cây lúa, xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ…, qua lớp tập huấn người
dân áp dụng vào sản xuất, kết quả cho thấy đất canh tác được cải tạo, đất đen
hơn, mềm hơn so với canh tác sử dụng phân hóa học, cây trồng sinh trưởng tốt,
cứng cây, năng suất và chất lượng vẫn được đảm bảo"
Như vậy, mô hình “Dân vận khéo” về chuyển đổi từ sản xuất thông thường
sang sản xuất lúa hữu cơ giúp người dân nâng cao kiến thức, áp dụng sản xuất
hữu cơ vào sản xuất góp phần cải tạo đất, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ
sức khỏe cộng đồng góp phần bảo vệ môi trường và hướng tới sản xuất nông nghiệp
bền vững./.
Hồng Thắng