image banner
Hai Hợp tác xã của huyện Bạch Thông được chứng nhận sản phẩm cam, quýt, bưởi phù hợp tiêu chuẩn VietGAP

Ngày 23/11/2020, tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn Ban thực hiện dự án “Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ” (CSSP) Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức công bố và trao Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm cam, quýt, bưởi.

Thăm mô hình sản xuất cam quýt được chứng nhận VietGAP của hộ ông Ma Văn Thông

 

             Lãnh đạo Ban Điều phối dự án CSSP tỉnh Bắc Kạn và Chi cục Quản lý chất lượng NLS-TS trao Giấy chứng nhận VietGAP cho 2 Hợp tác xã

 

Có 2 Hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích là 26,8 ha, sản lượng cam, quýt, bưởi dự kiến đạt 260 tấn/năm, trong đó:

Hợp tác xã Đại Hà, có địa chỉ tại thôn Khuỏi Piểu, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Diện tích sản xuất 11,8 ha cam, quýt, bưởi; sản lượng dự kiến 90 tấn/năm. Giấy chứng nhận có mã số VietGAP-TT-13-04-06-0003.

Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ nông nghiệp Dương Phong có địa chỉ sản xuất tại các thôn Tổng Mú, Khuổi Cò, Nà Chèn, Bản Chàn, Bản Mèn và thôn Nà Coọng xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Diện tích sản xuất 15,0 ha, sản lượng dự kiến 170 tấn/năm. Giấy chứng nhận có mã số VietGAP-TT-13-04-06-0002

Hợp tác xã Đại Hà; Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ nông nghiệp Dương Phong được phép sử dụng dấu chứng nhận ”Sản phẩm được chứng nhận VietGAP” để dán trên sản phẩm cam, quýt, bưởi đã được chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn VietGAP.

 

 

Mẫu dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP của HTX Đại Hà

Mẫu dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP của HTX thương mại và Dịch vụ nông nghiệp Dương Phong

 

Theo thống kê, xã Quang Thuận và xã Dương Phong là vùng trọng điểm cam, quýt của huyện Bạch Thông và cũng là vùng trọng điểm cam, quýt của tỉnh Bắc Kạn. Theo ước tính năm 2020, cả tỉnh có sản lượng khoảng 23.600 tấn cam, quýt; trong đó riêng huyện Bạch Thông đã có 14.750 tấn bằng 63% sản lượng của cả tỉnh.

Riêng xã Quang Thuận có trên 6.400 tấn; xã Dương Phong có 6.800 tấn, hai xã này cộng lại có sản lượng bằng 56 % sản lượng cam quýt của tỉnh và gần bằng 90 % sản lượng của huyện Bạch Thông.

Quýt Bắc Kạn được phân biệt với các giống quýt khác nhờ các đặc thù về cảm quan cũng như chất lượng, với hình dạng quả tròn dẹt; vỏ nhẵn, màu vàng; múi to đều mọng nước; tép quả màu vàng rơm, không nát; khi chín có vị chua ngọt dịu, mềm vừa phải, mùi rất thơm, bóc dễ, nhờ ưu điểm đó quýt Bắc Kạn có nguồn gốc từ xã Quang Thuận được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý vào ngày 14/11/2012. Như vậy, sau sản phẩm hồng không hạt, đây là sản phẩm thứ hai của tỉnh Bắc Kạn được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý./.

Hồng Thắng

Thống kê truy cập
  • Đang online: 4
  • Hôm nay: 72
  • Trong tuần: 400
  • Tất cả: 131717
Thiết kế bởi VNPT