image banner
Nghiêm cấm sử dụng hóa chất vàng ô trong sản xuất, chế biến nông sản

Chất vàng ô hay chất cấm Aurmine là một chất nhuộm vải. Chất này đứng hàng thứ 5 trong 116 chất gây ung thư hàng đầu trên thế giới

Chất vàng ô (ảnh sưu tầm)

Nhận biết chất vàng ô

Chất vàng ô có tên là Auramine O. Chất này dạng huỳnh quang, hạt mạ vàng dễ tan trong nước và cồn

Tác hại của hóa chất vàng ô

Chất vàng ô độc hại đến mức tổ chức Ung thư thế giới IARC đã xếp vào hàng gây ung thư nhóm 3, tức là khả năng gây ung thư cao. 

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 42/2015/TT-BNNPTNT về danh mục bổ sung hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam. Trong đó, bổ sung chất vàng ô vào danh mục cấm sử dụng.

Khi cho thêm chất vàng ô vào thức ăn gia cầm hoặc nhuộm vàng các loại thực phẩm khác thì sẽ có tác dụng như một loại chất nhuộm màu gián tiếp cho sản phẩm, người sử dụng thực phẩm có thể bị ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng.

Triệu chứng khi sử dụng thực phẩm có chứa chất vàng ô

Với người tiếp xúc với chất vàng ô có thể có những triệu chứng như nôn, tiêu chảy, tổn thương gan và thận. Sau khi hít vào nạn nhân sẽ ho, khó thở, co thắt phế quản, viêm đường hô hấp...

Ngoài ra, chất này còn kích thích gây ra viêm và phù nề như da mẩn đỏ, ngứa, sưng đau, viêm nhiễm, hoại tử...

Cách nhận biết thực phẩm có sử dụng chất vàng ô

Ví dụ đối với măng: Màu sắc bên ngoài của măng tươi hoặc măng khô có màu vàng nhạt, còn măng ngâm chất vàng ô thì thường màu vàng đậm. Về độ giòn, măng ngâm hóa chất thường giòn, bẻ dẽ gãy vụn; còn măng tự nhiên do ngâm muối nên dai hơn, không dễ gãy khi bẻ.

Đối với gia cầm: Khi trộn vàng ô vào thức ăn khiến lòng con gà có màu vàng tươi đậm hơn so với gà bình thường...

Khuyến cáo đối với người sản xuất, kinh doanh

Tuyệt đối không sử dụng chất vàng ô trong sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm để bảo vệ sức khỏe và tính mạng người sản xuất, người tiêu dùng.

Nếu cố tình sử dụng, khi bị phát hiện có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng (Điều 6, Nghị định 115/2018/NĐ-CP).

Người tiêu dùng không mua các nông sản, thực phẩm có màu sắc bắt mắt như thịt gà, lòng gà có màu vàng tươi bất thường; măng có màu vàng đậm hơn...

Hồng Thắng

Thống kê truy cập
  • Đang online: 26
  • Hôm nay: 100
  • Trong tuần: 478
  • Tất cả: 130212
Thiết kế bởi VNPT