Hướng dẫn xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp sử dụng chế phẩm vi sinh tại xã Xuân Dương
Hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo ra nguồn phế, phụ phẩm
chất hữu cơ rất lớn. Nếu được người nông dân tận dụng đúng cách sẽ đem lại giá
trị không nhỏ, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. Tại nhiều địa phương trong tỉnh
Bắc Kạn đã và đang duy trì nhiều cách làm hay tận dụng hiệu quả chất thải chăn
nuôi, phụ phẩm nông nghiệp.
Thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 Chi cục Trồng
trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với UBND
xã Xuân Dương triển khai Mô hình thu gom, tái chế sử dụng các loại chất thải
theo nguyên lý tuần hoàn. Trong đó triển khai 04 lớp tập huấn về xử lý chất thải
chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp.
Lớp
tập huấn xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp
Tại lớp tập huấn giảng viên của Chi cục Trồng
trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện tuyên
truyền các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường nông
thôn trong xây dựng nông thôn mới. Hướng dẫn các hộ dân tham gia mô hình thực
hiện xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp bằng nhiều phương pháp như:
xử lý rơm rạ ngay tại ruộng, xử
lý rơm rạ bằng cách ủ đống, ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp.
Học viên thực hành xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp
Được Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản
lý chất lượng tỉnh tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn chi tiết các phương pháp xử
lý từ khâu chọn vị trí ủ phân, chuẩn bị nguyên liệu, phương thức trộn phế phẩm,
bảo quản sản phẩm phân bón sau khi ủ và hỗ trợ chế phẩm vi sinh để thực hiện ủ
phân, các hộ tham gia mô hình đã áp dụng thực hiện tại gia đình.
Kiểm
tra thực tế một số hộ tham gia mô hình tại xã Xuân Dương
Qua kiểm tra, giám sát các hộ tham gia Mô hình trên địa
bàn xã Xuân Dương cho thấy các hộ, nhóm hộ đã thực hiện tốt hoạt động xử lý chất
thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp. Việc tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp
trong trồng trọt, chăn nuôi đã giúp bà con nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất bằng việc tận dụng tối đa các loại phế phụ phẩm
trong quá trình sản xuất như rơm, rạ, phân gia súc, gia cầm…để xử lý thành phân
hữu cơ bón bón cho cây trồng, nâng cao chất lượng nông sản, góp phần bảo vệ môi
trường, giúp hạn chế tình trạng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng sau khi thu hoạch,
chuồng trại thông thoáng, hạn chế dịch bệnh.
Đoàn
kiểm tra trao đổi với UBND xã
Sau đợt kiểm tra thực tế tại các hộ tham gia mô hình, Chi
cục Trồng trọt, BVTV và Quản lý chất lượng đã có cuộc trao đổi với UBND xã Xuân
Dương về kết quả thực hiện của mô hình và đề nghị lãnh đạo UBND xã Xuân Dương
tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ
môi trường, duy trì các hoạt động của mô hình, nhân rộng, thực hiện vào các vụ
tiếp theo, từng bước góp phần thực hiện tiêu chí 17 về
môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2022 – 2025.
Thanh Hiếu.