Tập huấn xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp tại xã Tân Lập
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025 và cùng với thực trạng hiện nay ở các thôn bản hầu
hết chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp chưa được xử lý đúng cách đặc biệt
sau mỗi mùa gặt nông dân sẽ đốt cháy rơm rạ trên đồng, mục đích là xử lý nhanh
chóng phần rơm rạ còn thừa; điều này từ lâu đã trở thành một thói quen trong việc
canh tác đất trồng của người nông dân; mặt khác chất thải chất nuôi cũng chưa
được xử lý đã xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm trầm trọng, gây phiền
toái cho những khu vực xung quanh hoặc mang phân tươi đi bón trực tiếp cho cây gây
ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Từ những thực trạng nêu trên vừa qua Chi cục Trồng trọt,
Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND xã Tân Lập
triển khai “Mô hình thu gom, tái chế, sử dụng các loại chất thải theo nguyên lý
tuần hoàn năm 2024” và tổ chức được 4 lớp tập huấn về xử lý chất thải chăn nuôi
và phụ phẩm nông nghiệp tại 5 thôn Bản Chang, Phai Điểng, Nà Lịn, Nà Chắc, Nà Lược. Tham dự các lớp tập huấn có 120 người dân tham gia và đại
diện UBND xã Tân Lập.
Lớp tập huấn tại thôn Nà Chắc, xã Tân Lập
Tại lớp tập huấn các học viên được trao đổi, chia sẻ những
thông tin về nguy cơ ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông
nghiệp nếu không được thu gom xử lý đúng
cách, các giải pháp để làm sạch môi trường chăn nuôi ở nông thôn, các giải pháp
để hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững, các văn bản của nhà nước về xử phạt
vi phạm hành chính đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Ngoài
ra, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng
tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện lồng ghép việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân tại xã Tân
Lập thực hiện việc thu gom, xử lý vỏ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đúng theo
quy định.
Lớp tập huấn tại thôn Nà Lịn, xã Tân Lập
Với phương châm học đi đôi với hành, việc xử lý chất thải chăn
nuôi, phụ phẩm nông nghiệp được triển khai đơn giản, dễ làm, dễ áp dụng và nhân
rộng. Theo đó, khi sử dụng
chế phẩm vi sinh ủ phân hữu cơ sẽ giúp nông dân giảm được chi phí mua phân hoá
học, không lãng phí nguồn chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp, góp phần
cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.
Thực hành ủ phân
hữu cơ sử dụng chế phẩm vi sinh
Mỗi thành viên tham gia lớp tập huấn được hỗ trợ 2
gói men vi sinh (tổng 240 gói cho 120 học viên) để thu gom, xử lý chất thải
chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp của hộ gia đình, dự kiến 2 gói men ủ vi sinh
xử lý được 1 tấn phân chuồng và phụ phẩm nông nghiệp.
Qua mô hình, dân hưởng ứng nhiệt tình khi tận
dụng, chủ động được hết nguồn nguyên liệu chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông
nghiệp tại chỗ để xử lý thành phân hữu cơ tái đầu tư cho sản xuất trồng trọt sẽ
hạn chế được mua phân hóa học hướng tới sản xuất hữu cơ tạo ra sản phẩm an toàn
từ đầu vào. Từ đó ý thức, trách nhiệm của người dân về xử lý chất thải
chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp và tuân thủ các quy định về xử phạt vi phạm hành
chính đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường được nâng cao góp phần bảo vệ
môi trường xanh - sạch - đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện
các tiêu chí trong Bộ tiêu chí của tỉnh về xã, thôn nông thôn mới.
Người viết
tin: Mai Hương